khach san bac ninh

Biến Giới Biển Đảo
Mon, Day 25/07/2016 16:26 PM

Cháy lên truyền thống Thanh niên xung phong xây dựng và bảo vệ biên giới 19781979

Ở huyện Thuận Thành, đơn vị TNXP xây dựng và bảo vệ biên giới 1978-1979 “trẻ” nhất cả về thời gian thành lập lẫn thời gian được công nhận. Thế nhưng đơn vị cũng đã kịp viết lên những trang truyền thống sáng chói tô thắm thêm truyền thống tuổi trẻ xung kích, sáng tạo, dũng cảm xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

 

Đợt huy động số quân lớn nhất

   Cuối năm 1978 tình hình biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc nước ta cùng “nóng” lên. Bên cạnh việc tăng cường quân số xây dựng mới các đơn vị quân đội chủ lực thì việc tăng cường quân số cho các đơn vị lâm, nông trường biên giới làm nhiệm vụ xây dựng và sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc là vấn đề cấp thiết. Huyện Thuận Thành (tỉnh Hà Bắc cũ) bao gồm cả xã An Bình (huyện Gia Lương cũ) nhận lệnh của trên huy động 8 đại đội, quân số 750 người bổ sung cho các huyện Thạch An, Quảng Hòa (Cao Bằng) và Văn Lãng (Lạng Sơn). Nhiều cán bộ huyện, xã, kể cả cán bộ chủ chốt,  phải rút đi xây dựng khung các đại đội, trung đội.

    Cụ Trịnh Quang Dê, nguyên chủ tịch huyện Thuận Thành, bấy giờ đang giữ chức Ủy viên Thư kí huyện cho biết: Sau khi nhận lệnh huy động số quân lớn chưa từng thấy trước đó, lại đầy đủ biên chế, trang thiết bị, nhu yếu phẩm một tháng, huyện phải huy động tổng lực các cơ quan ban ngành vào cuộc. Đích thân chủ tịch huyện Nguyễn Đăng Đức và Ủy viên Thư kí Trịnh Quang Dê đi tiền trạm các đơn vị được bổ sung để lo mặt bằng xây dựng lán trại, nơi ăn ở cho các đơn vị. Phần lớn các đơn vị đều ở sát biên giới, địa hình đồi núi thưa dân, vắng vẻ. Lãnh đạo huyện bàn nhau phải làm tốt công tác tổ chức và công tác tư tưởng để các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ.

   Ngày 26/11/1978 tại Sân vận động Đông Côi, huyện Thuận Thành đã bàn giao đầy đủ quân số cho các đơn vị biên giới, trong đó có 2 đồng chí Phó Giám đốc Nông trường và các đơn vị đầy đủ quân số, trang thiết bị, lương thực, thuốc men theo yêu cầu.

Bắt tay vào nhiệm vụ mới

   Ông Nguyễn Văn Tự, nguyên trung đội phó trinh sát đại đội Gia Đông được biên chế vào Xí nghiep Thiết kế nội thất phòng ngủ đẹp Lâm Nông nghiệp Cách Linh (huyện Quảng Hòa) khẳng định những ngày làm nhiệm vụ ở biên giới là kỉ niệm không thể nào quên. Dù đã 38 năm trôi qua, ông vẫn nhớ chi tiết cả về biên chế tổ chức và nhiệm vụ hàng ngày.

   Chiều ngày 28/11/1978 đơn vị đến nơi làm nhiệm vụ. Về mặt sản xuất đại đội là một đội, trung đội là một tổ, cả xí nghiệp là một tiểu đoàn. Công việc hằng tuần gồm: ba ngày huấn luyện quân sự và mở đường chiến lược, ba ngày xây dựng củng cố doanh trại và trồng rừng. Sau ba tháng đơn vị bước vào bắn đạn thật đạt loại khá, mở đường và trồng rừng vượt chỉ tiêu và lập được Tổ văn nghệ 15 người, cả diễn viên và nhạc công đi giao lưu với các đơn vị bộ đội gồm đại đội 2, đại đội 3, đại đội 4 và các địa phương Lăng Ngoài, Quẩy Khuông, Quẩy Xám nhân dịp Tết nguyên đán Kỉ Mùi (1979).

   Ông Nguyễn Quốc Bảo, nguyên đội trưởng đội xây dựng cơ bản Nông trường mía Phục Hòa nhớ lại, nông trường là vùng mía nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy đường Phục Hòa. Nông trường nằm dọc biên giới Việt Trung. Mỗi đại đội ngoài nhiệm vụ sản xuất còn đảm nhiệm trực chiến tại một điểm chốt, dưới sự chỉ huy tác chiến chung của Trung đoàn 567 bộ đội chủ lực tỉnh và phối hợp với đơn vị bộ đội biên phòng tuần tra truy bắt thám báo địch.

Chiến đấu bảo vệ biên giới

   Ông Nguyễn Văn Tự nhớ lại: Rạng sáng ngày 17/2/1979 (tức ngày 21 tháng Giêng âm lịch) cán bộ, chiến sĩ còn đang ngon giấc sau một ngày lao động vất vả thì pháo địch đã nổ chát chúa khắp khu vực đơn vị đóng quân. Địch gây chiến rồi. Lệnh tiểu đoàn truyền xuống: nam giới lên giữ chốt, nữ giới đưa cơm, tiếp đạn và tải thương.

   Pháo chưa dứt bộ binh địch đã đánh lên các điểm cao. Tại đồi Yên Ngựa (xã Tà Nùng) các chiến sĩ đại đội Cốc Khau của Nông trường mía Phục Hòa phải đương đầu với nhiều đợt tấn công của địch. Các đồng chí Nguyễn Văn Kết (quê xã Đình Tổ), Nguyễn Văn Quých, Nguyễn Đức Thuận (quê xã Hà Mãn), Nguyễn Phú Hoàn, Lê Nho Liễn (quê xã Hoài Thượng) đã hi sinh trong chiến đấu bảo vệ điểm chốt.

   Ngày 21/2/1979 nữ đồng chí Trương Thị Thích (đại đội Gia Đông) hi sinh khi làm nhiệm vụ đưa cơm lên điểm chốt. Trước tình hình đó đơn vị được lệnh rút về hang Lũng Hoóc để trên bố trí lại lực lượng: 48 người làm nhiệm vụ tiếp đạn tải thương cho trung đoàn 567 bộ đội chủ lực, 51 người trong đội hình Tiểu đoàn 5 làm nhiệm vụ chiến đấu bảo vệ địa bàn 5 xã Hồng Đại, Độc Lập, Cai Bộ, Quẩy Khuông, Quẩy Xám. Gần trưa ngày 8/3/1979 địch dội hỏa lực pháo, cối vào khu vực Tiểu đoàn bộ đóng ở Bản Muống rồi đưa quân tấn công. Đơn vị triển khai đội hình chiến đấu với địch suốt cả ngày. Riêng đại đội Gia Đông hi sinh 4 đồng chí: Nguyễn Phú Điển, trung đội phó; Đặng Gia Tuấn, trung đội phó; Nguyễn Đăng Khích, tiểu đội trưởng; Nguyễn Thiện Luân, chiến sĩ.

   Ngày 25/3/1979 đơn vị nhận lệnh về tiếp quản thị trấn Quảng Hòa làm nhiệm vụ khắc phục hậu quả chiến tranh và bình công. Tiểu đoàn trưởng Bế Ích Mạo và nữ chiến sĩ Nguyễn Thị Mấn vinh dự thay mặt đơn vị về Thủ đô Hà Nội dự Hội nghị mừng công.

Đơn vị TNXP xây dựng và bảo vệ biên giới 1978-1979

   Sau khi hoàn thành nhiệm vụ khắc phục chiến tranh, do các nông trường, lâm trường không thể khôi phục sản xuất vì đất đai bị địch gài lại nhiều bom mìn, cơ sở kinh tế bị phá hoại nên các đơn vị của huyện Thuận Thành được giải thể, một số chuyển ngành, một số về địa phương cũ sản xuất.

   Trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 62 của Thủ tướng chính phủ, ngày 24/5/2011 Hội cựu TNXP tỉnh Bắc Ninh có công văn số 37CV/TNXP hướng dẫn thủ tục để giải quyết chế độ tồn đọng đối với lực lượng TNXP xây dựng và bảo vệ biên giới 1978-1979, Ban liên lạc đơn vị huyện Thuận Thành đã được thành lập ngày 10/06/2011. Ông Nguyễn Quốc Bảo, nguyên đội trưởng đội xây dựng cơ bản Nông trường mía Phục Hòa được bầu làm Trưởng ban. Cụ Trịnh Quang Dê, nguyên chủ tịch huyện Thuận Thành đã nhiệt tình giúp Ban liên lạc tìm lại các giấy tờ gốc để việc làm thủ tục giải quyết chế độ nhanh hơn. Ông Nguyễn Thế Tạo, chủ tịch Hội cựu TNXP tỉnh Bắc Ninh còn tổ chức chuyến đi Cao Bằng, Lạng Sơn để tìm lại các giấy tờ gốc nơi các đơn vị chủ quản thời 1978-1979. Nông trường Phục Hòa được phép tiêu hủy tài liệu khi chiến tranh nổ ra, nhưng ông nguyên Giám đốc nông trường còn giữ được quyển sổ tay theo dõi việc cấp lương cho cán bộ đơn vị.

   Đến nay, huyện Thuận Thành đã cơ bản kết nạp hầu hết cán bộ chiến sĩ đơn vị vào sinh hoạt Hội cựu TNXP và giải quyết chế độ cho hội viên, chỉ còn 28 trường hợp sai lệch hồ sơ đang được hoàn chỉnh để tiếp tục đề nghị giải quyết chính sách trong thời gian tới.

   Nhân kỉ niệm Ngày truyền thống TNXP Việt Nam (15/7/1950-15/7/2016) đơn vị TNXP xây dựng và bảo vệ biên giới huyện Thuận Thành đã được cấp Kỉ niệm chương TNXP. Đây là niềm vinh dự lớn lao để cán bộ đơn vị đoàn kết xây dựng Hội cựu TNXP vững mạnh, viết tiếp trang sử truyền thống mới trên quê hương Thuận Thành.

Phạm Thuận Thành - Thuận Thành - Bắc Ninh