TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 5/2016
CỦNG CỐ, TĂNG CƯỜNG SỨC MẠNH ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC – NGUỒN SỨC MẠNH VÔ TẬN dang dong hanh cung voi thuong cung nhu san pham hay san pham va chuong trinh do tap doan
Qua hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã để lại nhiều bài học vô giá. Nổi bật trong đó là tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng. Hai truyền thuyết cổ sơ nhất của dân tộc: Câu chuyện Lạc Long Quân lấy Âu Cơ sinh 100 trứng và câu chuyện 100 ngọn núi hình 100 con voi quanh mộ Tổ Vua Hùng, không những giúp chúng ta tìm về cội nguồn của dân tộc, mà điều quan trọng là chỉ ra và khẳng định mối quan hệ khăng khít mang tính cộng đồng và huyết thống giữa con người với con người trên mảnh đất hình chữ S này. Đó chính là thông điệp thiêng liêng mà từ ngàn xưa cha ông ta đã trao truyền lại cho hậu thế. Cũng từ thông điệp đó, ở Việt Nam ta, từ rất lâu đã hình thành đạo lý làm người đầy tình nghĩa, được đúc kết bằng những châm ngôn "chị ngã em nâng", "lá lành đùm lá rách", "bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn", "một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"... Đã bao đời nay, trên đất nước ta đã có bao biến động lớn về thiên nhiên, về xã hội, nhưng cái đạo lý làm người đó vẫn cứ tồn tại, được lưu giữ trong từng gia đình và cộng đồng xã hội. Nó được lưu giữ như một phần của nền tảng tinh thần của đất nước.
Nhờ đó chúng ta đã vượt qua mọi thiên tai và địch họa. Điều đáng ngạc nhiên là ngay trong những thời kỳ lịch sử trước đây, khi các chế độ áp bức bóc lột còn diễn ra ác liệt, cũng đã xuất hiện không ít các bậc vua quan, các nhà trí thức lớn của dân tộc luôn đau đáu về nỗi thống khổ của nhân dân.
Hơn 80 năm qua, với sự ra đời của Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và trực tiếp giáo dục, chân lý đó ngày càng sáng tỏ. Năm 1942, tại Cao Bằng, Bác Hồ viết "Lịch sử nước ta" bằng văn vần, nhằm làm tư liệu tuyên truyền trong nhân dân. Sau khi tổng kết ngắn gọn lịch sử nước ta kể từ thời Hồng bàng đến những năm đầu thế kỷ XX, Bác viết:
Hỡi ai con cháu Rồng Tiên!
Mau mau đoàn kết vững bền cùng nhau
Bất kỳ nam nữ, nghèo giàu
Bất kỳ già trẻ cùng nhau kết đoàn...
và kết thúc tác phẩm, Bác viết:
Dân ta xin nhớ chữ đồng
Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh
Xuất phát từ nhận thức đó, ngay từ đầu cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra khẩu hiệu "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công". Tư tưởng đó đã trở thành tư tưởng chủ đạo trong công tác giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân, và trong hoạt động thực tiễn của Bác. Bác phê phán tư tưởng bè phái, công thần trong một số cán bộ đảng viên, phê phán việc phân biệt đối xử giữa người trong Đảng và ngoài Đảng, phê phán tư tưởng coi thường phụ nữ, coi thường người dân tộc thiểu số. Ngay đối với tôn giáo cũng vậy, Hồ Chí Minh là người vô thần, nhưng không vì thế mà Người phê phán các tôn giáo. Năm 1947, trong thư gửi Giám mục Lê Hữu Từ, Bác viết: "Chủ nghĩa duy linh và chủ nghĩa duy vật là ngược nhau, rõ ràng là thế, nhưng cũng không phải vì vậy mà bài xích, nghi kỵ, đối đầu nhau, cần phải tôn trọng tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận".
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc đã được hiện thực hóa ngay trong cuộc họp Quốc dân đại hội tại Tân Trào và sau đó là việc hình thành Chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ngoài các chiến sĩ cách mạng đã có thành tích lớn, các nhà trí thức lớn có tài có đức, được nhân dân trọng vọng, đều được mời giữ các trọng trách trong Chính phủ. Đó là các cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại, các nhà khoa học Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Huyên, Tạ Quang Bửu.v.v.. Cụ Huỳnh Thúc Kháng không những được mời giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, còn được cử làm Hội trưởng Hội Liên Việt. Tháng 5 - 1946, tại sân bay Gia Lâm, trước khi sang Pháp dự cuộc đàm phán chính thức với Chính phủ Pháp, Bác Hồ nắm tay cụ Huỳnh nói: - Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng với anh em giải quyết cho. Mong Cụ "dĩ bất biến ứng vạn biến". Cụ Huỳnh Thúc Kháng được Bác mời làm quyền Chủ tịch nước trong thời gian Bác đi vắng.
Rõ ràng trong nhận thức và trong hành động của Bác, cách mạng là sự nghiệp marry va chung của quần chúng. Một cá nhân, cũng như một Đảng, dẫu có tài giỏi bao nhiêu, cũng không thể làm thay cho mấy chục triệu người dân. Bác hiểu rất rõ rằng, ở bất cứ thời kỳ lịch sử nào, các bậc hiền tài thường ẩn mình trong quần chúng. Tài năng của người lãnh đạo đất nước là biết phát hiện và trọng dụng các bậc hiền tài. Vì vậy, ngay sau khi chính quyền nhân dân được thành lập, Bác yêu cầu lãnh đạo các địa phương phải tiến cử các bậc hiền tài ra giúp nước. Ngoài việc phát hiện và trọng dụng người có tài trong quần chúng, Bác đặc biệt coi trọng việc phát huy mọi sức mạnh về vật chất và tinh thần của quần chúng nhân dân. Đó là sự đóng góp về nhân lực, tài lực, kinh nghiệm và sáng kiến của các tầng lớp nhân dân. Nếu không có sự đóng góp to lớn đó thì làm sao với 5.000 đảng viên cộng sản mà có thể đánh bại đội quân xâm lược dày dạn như trong Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Nếu không có sự đóng góp to lớn đó thì sau thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, Nhà nước lấy gì để nuôi bộ máy chính quyền các cấp, lấy gì để nuôi và trang bị khí tài cho mấy chục vạn quân nhân. Không có sự đóng góp to lớn đó thì làm sao Nhà nước có thể vượt qua núi cao, khe sâu để chở hàng mấy chục vạn tấn lương thực và các cỗ trọng pháo lên Điện Biên Phủ để đánh một đòn chí mạng vào lực lượng viễn chinh Pháp năm 1954. Nhân dân không chỉ có sức mạnh vật chất. Nhân dân còn có sức mạnh vô tận về tinh thần. Đó là những kinh nghiệm, sáng kiến thường xuyên được vận dụng trong đời sống.
Đặc biệt là truyền thống nồng nàn yêu nước, nếu được phát huy tốt, sẽ là sức mạnh vô địch đủ sức nhấn chìm mọi kẻ thù xâm lược, mà lịch sử ngàn năm qua là một minh chứng hùng hồn. Bác thường nhắc lại câu tổng kết của bà con nhân dân tỉnh Quảng Bình trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ: "Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong", để nhắc nhở các cán bộ, đảng viên phải biết kính trọng, gần gũi và học tập quần chúng. Bác cũng thường nói: "Dân chúng biết cách giải quyết nhiều vấn đề một cách đơn giản, mau chóng, đầy đủ, mà những bậc tài giỏi, những đoàn thể lớn nghĩ mãi không ra". Vì vậy, theo Bác, các cán bộ, đảng viên phải "học dân chúng, hỏi dân chúng, phải hiểu dân chúng", "có biết làm học trò của dân thì mới biết làm thầy dạy dân".
Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh chứa đựng trong đó chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Đó là kết quả của tình thương yêu con người, kính trọng con người, tin tưởng sâu sắc ở con người. Đó cũng là kết quả của sự khiêm nhường, sự giản dị và lòng bao dung đối với con người. Đối với Bác, con người không phải là phương tiện, mà là mục tiêu của mọi hoạt động mà chúng ta phải hướng tới. Đúng như đại văn hào Mácxim Gorki từng tuyên bố: "Con người - hai tiếng ấy mới kiêu hãnh làm sao!". Không thực sự yêu thương, kính trọng và tin tưởng ở con người, thì làm sao có thể phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc được. Có lẽ, đó là bài học lớn, sâu sắc, mà chúng ta có thể rút ra từ sự nghiệp cách mạng của Hồ Chí Minh. Có lẽ đó cũng là chỗ gặp gỡ giữa Hồ Chí Minh với Lênin. Lúc sinh thời, Lênin từng đấu tranh không khoan nhượng với bệnh kiêu ngạo cộng sản và chủ nghĩa quan liêu. Người gọi chủ nghĩa quan liêu đang làm ô nhục chính quyền Xô viết, vì chủ nghĩa quan liêu đã làm tha hóa chính quyền Xô viết. Với ý nghĩa đó, phát huy tinh thần đại đoàn kết dân tộc cũng là cách bảo vệ bản chất cách mạng và nhân văn của Đảng, của các cơ quan nhà nước, để cán bộ, đảng viên thực sự là công bộc của dân. Thắng lợi rực rỡ của Cách mạng tháng Tám năm 1945, của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ, cũng là chiến thắng của sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam.
Ba mươi năm qua, trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng ta đã tiếp tục phát huy những bài học mà Bác đã để lại, trong đó có bài học đại đoàn kết toàn dân tộc. Chính trong quá trình tìm đường để thoát khỏi sự khủng hoảng kinh tế xã hội những năm cuối 70 và đầu 80 thế kỷ trước, Đảng đã kịp thời tổng kết những kinh nghiệm, sáng kiến, những cách làm hay của các địa phương trong cả nước. Việc từ bỏ cơ chế quan liêu bao cấp để đi theo cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực chất là tấn công vào chủ nghĩa quan liêu mệnh lệnh hành chính, luôn tạo ra đặc quyền đặc lợi cho một số người và kìm hãm những kinh nghiệm sáng kiến cùng những quyền lợi chính đáng của đại đa số quần chúng nhân dân, những người trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Với ý nghĩa đó, có thể coi sự nghiệp đổi mới là một sự nghiệp giải phóng về sức sản xuất vật chất và tinh thần trong quần chúng, qua đó đã huy động được sức mạnh to lớn của quần chúng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Tuy vậy, đúng như Lênin đã từng nói: "Con đường cách mạng thường không thẳng tắp như đại lộ Nepski". Có nghĩa là, trên con đường đó thường xuyên xuất hiện những thách thức, khó khăn mà trước đó ít ai hình dung ra. Trong những khó khăn thách thức đó, có cái do khách quan gây ra, có cái lại do chủ quan gây ra. Nhưng dù khách quan hay chủ quan thì cơ bản vẫn là do chủ quan. Kinh nghiệm chỉ ra rằng nhiều khi cùng đứng trước một khó khăn, thách thức như nhau, nhưng nếu con người tỉnh táo và lòng dạ trong sáng thì khó khăn và thách thức đó dễ được vượt qua. Trái lại, thì khó khăn và thách thức đó có thể tăng lên và nhấn chìm ta xuống.
Hiện nay kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đang là xu thế tất yếu đối với lịch sử. Nhưng cùng với những thời cơ, cũng đang tạo ra những thách thức đối với mọi quốc gia, đặc biệt những nước đang phát triển như nước ta. Tổng kết 30 năm đổi mới, chúng ta thấy lĩnh vực đời sống vật chất có được cải thiện được tăng lên. Nhưng lĩnh vực đời sống tinh thần thì bộc lộ nhiều điều đáng lo ngại. Ngay trong lĩnh vực sản xuất vật chất, nếu so sánh với những nước cùng hoàn cảnh như ta, chúng ta cũng đã thấy bộc lộ một số yếu kém, nếu không sớm khắc phục thì có nguy cơ tụt hậu.
Nhằm khắc phục những sai lầm yếu kém vừa qua, và tạo tiền đề cho sự phát triển đất nước, Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra 6 nhiệm vụ lớn, trong đó có việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Đây là vấn đề ta thường nói tới, nhưng hiểu và làm thế nào cho tốt, quả thật không dễ, đặc biệt trong tình hình hiện nay.
Chúng ta thường nói: dân tộc ta vốn có truyền thống yêu nước, là một dân tộc cần cù lao động, thông minh, dễ thích ứng với ngoại cảnh, một dân tộc sống có tình có nghĩa, thủy chung son sắt với cách mạng, với Đảng. Những phẩm chất đó được thể hiện mọi lúc, mọi nơi, trong suốt chiều dài lịch sử. Những ai có điều kiện tiếp xúc với lịch sử Việt Nam, với con người Việt Nam, đều có thể đồng tình với những nhận định đó. Vấn đề đặt ra, phải làm gì để phát huy những phẩm chất đó của dân tộc. Điều này lại tùy thuộc chủ yếu vào vai trò của những con người và của những cơ quan lãnh đạo và quản lý xã hội. Các triều đại Lý, Trần, Lê, sáng danh trong lịch sử nước ta, vì triều đình, từ vua quan, đều thực hiện chính sách thân dân, quan tâm đến đời sống của những người cùng khổ. Nhà vua thường thực hiện các cuộc vi hành để tìm hiểu dân tình ở những nơi hang cùng ngõ hẻm. Triều đình có những chủ trương chính sách nhằm hạn chế sự nhũng nhiễu của các quan lại ở các địa phương, chính sách phát hiện và trọng dụng những người có tài có đức trong xã hội, không kể họ thuộc tầng lớp nào. Trong những tình thế đất nước lâm nguy, triều đình biết tổ chức huy động sáng kiến và quyết tâm của quần chúng.
Ở thời đại chúng ta, với sự lãnh đạo tài tình của Bác Hồ và của Đảng, việc phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc đã trở thành quốc sách, thành tư tưởng chủ đạo trong sự lãnh đạo và quản lý xã hội. Nhờ đó Cách mạng Tháng Tám đã thành công, hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã thắng lợi một cách rực rỡ.
Tổng kết những kinh nghiệm của quá khứ dân tộc, đặc biệt qua hai cuộc kháng chiến thần thánh do Bác Hồ và Đảng lãnh đạo, chúng ta sẽ rút ra được nhiều bài học bổ ích nhằm củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong tình hình hiện nay.
Đại hội XII của Đảng vừa mới kết thúc, với tinh thần "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới", với việc đề ra 6 nhiệm vụ trọng tâm, trong đó có 4 nhiệm vụ liên quan trực tiếp tới việc củng cố, tăng cường sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chắc chắn sẽ tạo ra nguồn sinh khí mới cho đất nước. Đại hội đã điểm huyệt rất trúng khi khẳng định nhiệm vụ đầu tiên là xây dựng Đảng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược... Đó là những tiền đề, những điều kiện tiên quyết để thực hiện lời dạy của Bác: Đảng lấy dân làm gốc, cán bộ, đảng viên là công bộc của dân. Khi đó, và chỉ khi đó chúng ta mới có quyết tâm và khả năng loại bỏ cái gọi là lợi ích nhóm đang có nguy cơ chi phối các chủ trương chính sách; để chủ trương chính sách thực sự là đạo nghĩa của dân tộc, tức phù hợp với đạo đức và lẽ phải đối với dân tộc, đối với tuyệt đại đa số quần chúng nhân dân. Khi chủ trương chính sách là đạo nghĩa của dân tộc thì tính công khai dân chủ, minh bạch sẽ được thực hiện, tạo được sự đồng thuận của quần chúng, nghĩa là tập hợp và phát huy được sức mạnh của đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó sẽ là nguồn sức mạnh vô tận không những giúp chúng ta xây dựng một đời sống tinh thần lành mạnh, mà còn phát triển cao về đời sống vật chất. Đúng như nhận xét của ông Tô-mi-chi Mu-ray-a-ma, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, trong trả lời phỏng vấn của báo Tuổi trẻ cách đây gần 10 năm: "Nếu các bạn phát huy được thế mạnh như những năm chiến tranh, đó là tinh thần đoàn kết, chung sức đồng lòng thì kinh tế Việt Nam sẽ tiến rất nhanh"./.
(Nguồn ảnh: Internet)
GS.TS Trần Văn Bính
I. Truyền thống
ĐỀ CƯƠNG TUYÊN TRUYỀN
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Đội TNTP Hồ Chí Minh
(15/5/1941 - 15/5/2016)
Từ khi thành lập Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn luôn chú ý đến lực lượng thanh thiếu nhi, có nhiều chủ trương và giải pháp để tập hợp, tổ chức, vận động họ hoà vào làn sóng cách mạng của cả dân tộc đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng Tổ quốc. Tháng 10/1930, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ nhất đã đề cập đến tổ chức thiếu nhi và thiếu niên cách mạng Hồng nhi Đoàn và giao cho Đoàn thanh niên phụ trách.
Tháng 3/1931, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần II đã quyết định thành lập Đoàn và tới Hội nghị lần thứ 8 của Trung ương Đảng vào tháng 5/1941 đã quyết định thành lập Mặt trận Việt Minh để đoàn kết các lực lượng đánh Tây, đánh Nhật giành độc lập tự do cho dân tộc Việt Nam. Ngay sau đó, ngày 15/5/1941 tại thôn Nà Mạ, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, Hội Nhi đồng Cứu quốc được thành lập và là thành viên của Mặt trận Việt Minh, hoạt động theo điều lệ của Mặt trận Việt Minh với nội dung "Dự bị đánh Tây, đánh Nhật làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập".
Ngày đầu tiên thành lập, Đội có 5 đội viên là Nông Văn Dền mang bí danh là Kim Đồng, Nông Văn Thàn là Cao Sơn, Lý Văn Tịnh là Thanh Minh, Lý Thị Nì là Thủy Tiên và Lý Thị Xậu là Thanh Thủy; Kim Đồng được bầu làm đội trưởng.
Từ ngày ấy đến nay, theo sự nghiệp cách mạng của Đảng và được Đoàn phụ trách, Đội càng ngày càng phát triển. Theo từng thời kỳ, Đội đã đổi tên cho phù hợp với yêu cầu của cách mạng và nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng như Đội Nhi đồng Cứu quốc, Đội Thiếu niên Tháng Tám, Đội Thiếu niên tiền phong Việt Nam và ngày 30/01/1970, thể theo nguyện vọng của thiếu niên, nhi đồng cả nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã ra Nghị quyết cho Đội được mang tên Bác Hồ kính yêu: Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.
Suốt 2 cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc, lớp lớp thiếu nhi Việt Nam ở hai miền Nam, Bắc đã góp phần nhỏ bé của mình vào sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc như: Phong trào Trần Quốc Toản do Bác Hồ phát động năm 1948, phong trào “Vì miền Nam ruột thịt”, “Việc nhỏ, chí lớn, chống Mỹ cứu nước”, “Làm nghìn việc tốt thực hiện 5 Điều Bác Hồ dạy”, đã có nhiều tập thể Đội và cá nhân đội viên giành danh hiệu “Cháu ngoan Bác Hồ”, nhiều đội viên thiếu niên tiền phong đã trở thành dũng sĩ diệt Mỹ, diệt nguỵ, các anh hùng thiếu nhi quên thân mình hy sinh vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc, xây dựng xóm làng như Trần Văn Thọ, Nguyễn Bá Ngọc, Kơpa Kơlơng, Trần Văn Uẩn...
Vâng lời Bác dạy:
“Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình
Để tham gia kháng chiến
Để giữ gìn hoà bình”.
Đội viên thiếu niên tiền phong và thiếu nhi Việt Nam đã không ngừng tu dưỡng và rèn luyện, tích cực xây dựng tổ chức Đội, giúp sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách mạng chung. Suốt những năm qua, các phong trào và hoạt động của Đội luôn gắn liền với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đội đã tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với lửa tuổi theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, dưới sự hướng dẫn của các anh chị phụ trách, tạo cho thiếu niên nhi đồng biết vượt khó để học tập tốt, rèn luyện tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ, mai này trở thành người công dân mới, góp phần xây dựng Tổ quốc Việt Nam giàu đẹp.
Phong trào “Kế hoạch nhỏ” (1958) để tiết kiệm làm ra của cải vật chất như xây dựng Nhà máy nhựa Thiếu niên Tiền phong (1959 đi vào hoạt động), Đoàn tàu lửa chạy trên đường sắt Thống Nhất (1979), Khách sạn Khăn quàng đỏ (1987)... và hàng nghìn công trình khác ở các địa phương đã tạo nên những cơ sở vật chất văn hóa cho thiếu nhi và xã hội. Phong trào xây dựng Hợp tác xã Măng non, lập các quỹ “Vì bạn nghèo”, “Hỗ trợ tài năng trẻ”, quỹ Vừ A Dính, Đôrêmon, Giải thưởng Kim Đồng... đã thu hút hàng tỷ đồng nhằm giúp đỡ hàng nghìn bạn có hoàn cảnh khó khăn có thêm điều kiện sinh hoạt và học tập, hoà nhập với cộng đồng. Các phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt, phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ”; phong trào “Hành quân theo bước chân những người anh hùng”, “Về với cội nguồn”, “Vì điểm tựa tiền tiêu”, “áo lụa tặng bà”, “Địa chỉ nghĩa tình”... đã thu hút hàng triệu em tham gia. Thông qua các hoạt động đó, các em được tự rèn luyện và được giáo dục những truyền thống cách mạng, những phẩm chất tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.
75 năm qua, những trang vàng sử Đội và hào khí truyền thống của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh mỗi ngày một sáng. Lịch sử đó, truyền thống đó gắn liền với phong trào thiếu nhi Việt Nam và là một bộ phận không thể tách rời trong lịch sử Đảng, lịch sử dân tộc và lịch sử Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh...Với những cống hiến của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh và thiếu niên, nhi đồng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhân dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đội (tháng 5/2001), Nhà nước ta đã quyết định trao tặng Huân chương Sao vàng - phần thưởng cao quý nhất của Đảng và Nhà nước cho Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Thành tích đó đã đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát triển của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và lớp lớp thiếu nhi Việt Nam.
Trước sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ và sự vươn mình đột phá vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển mới với 12 triệu đội viên và hơn 6 triệu nhi đồng; Gần 30.000 tổng phụ trách trong các trường học, cán bộ phụ trách thiếu nhi ở địa bàn dân cư; Hàng ngàn cán bộ chuyên trách và đội ngũ cộng tác viên với đầy đủ năng lực hoạt động trong các cơ sở Đội, Nhà thiếu nhi, đang ngày đêm miệt mài chăm lo cho sự phát triển của thế hệ măng non đất nước.
Trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước, các cấp, các ngành tiếp tục dành sự quan tâm đặc biệt cho thiếu niên, nhi đồng và công tác trẻ em. Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành Chỉ thị số 42-CT/TW về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015 - 2030”. Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII vừa thông qua Luật Trẻ em, trong đó có nhiều quy định, chế tài cụ thể để bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em; đặc biệt, Luật quy định Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em. Thủ tướng Chính phủ ban hành nhiều văn bản để cụ thể hóa quyền trẻ em; giao cho Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thí điểm triển khai mô hình “Hội đồng trẻ em” tại 5 tỉnh, thành phố, là nhóm đại diện cho trẻ em để định kỳ bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, trao đổi, đối thoại với đại diện Hội đồng nhân dân các cấp về các vấn đề liên quan đến trẻ em tại địa phương.
Cùng với những chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước, Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X về phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, chăm sóc, giáo dục thiếu niên nhi đồng, đẩy mạnh cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” đã thổi không khí và sức sống mới cho các hoạt động của Đội và phong trào thiếu nhi. Đưa tinh thần Nghị quyết vào thực tiễn phong trào, công tác xây dựng Đội trong những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực: Đội ngũ phụ trách thiếu nhi, cán bộ Đội được tăng cường, chất lượng nội dung sinh hoạt Sao nhi đồng được cải tiến, nội dung sinh hoạt Đội được đổi mới từng bước phù hợp với nhu cầu của thiếu nhi. Hoạt động Đội trong nhà trường từng bước được củng cố và nâng cao, hoạt động thiếu nhi ở địa bàn dân cư được đẩy mạnh và nhân rộng, công tác Sao nhi đồng có những bước phát triển, công tác bồi dưỡng đội viên lớn lên Đoàn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều phong trào, hoạt động mới đã tạo ra hiệu quả xã hội thiết thực của thiếu nhi tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Cuộc vận động “Vì đàn em thân yêu” được đẩy mạnh đã tạo ra những kết quả tích cực với hàng ngàn các công trình vui chơi cho thiếu nhi, các lớp học tình thương đã mang lại niềm vui, điều kiện sinh hoạt, ánh sáng tri thức đến với học sinh thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn. Phong trào “Thiếu nhi Việt Nam thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy” tiếp tục là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong các hoạt động của tổ chức Đội và thiếu niên, nhi đồng, thể hiện lòng biết ơn vô hạn của thiếu nhi Việt Nam với vị lãnh tụ, người cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc, tạo môi trường học tập và rèn luyện, góp phần bồi dưỡng hình thành cho các em những giá trị phẩm chất tốt đẹp của người công dân mới xã hội chủ nghĩa. Chương trình “Thắp sáng ước mơ thiếu nhi Việt Nam” đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong đội viên, thiếu niên nhi đồng và các tầng lớp nhân dân, góp phần cổ vũ các em xây dựng niềm tin, ước mơ hoài bão, vượt khó vươn lên trong cuộc sống, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, Cháu ngoan Bác Hồ.
Vâng lời Bác Hồ dạy, phát huy truyền thống “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” các thế hệ thiếu nhi đã tích cực tham gia phong trào “Nghìn việc tốt” và đã xuất hiện những tấm gương thiếu nhi tiêu biểu, những tập thể điển hình với nhiều chiến công và thành tích vượt bậc trên tất cả các mặt học tập, rèn luyện và tham gia các hoạt động xã hội như: Dũng cảm cứu bạn, giúp đỡ gia đình, chăm sóc ông bà, cha mẹ; những nhà tin học nhỏ tuổi, những huy chương vàng trên lĩnh vực thể thao... Phong trào “Kế hoạch nhỏ” được đổi mới về nội dung và phương thức triển khai, góp phần giáo dục thiếu nhi về ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường và tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ai, sẻ chia cùng cộng đồng.
Nhằm phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp bộ Đoàn trong tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa IX đã ban hành nghị quyết số 06-NQ/TWĐTN ngày 29 tháng 3 năm 2010 về tăng cường các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng. Trong hơn 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết, ở các bộ Đoàn đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí cho thiếu niên, nhi đồng. Ngày hội thiếu nhi vui, khỏe tiến bước lên Đoàn, Chương trình “Đêm hội trăng rằm”, các cuộc thi, trò chơi trực tuyến trên mạng xã hội như “Chinh phục vũ môn”, “Trạng nguyên Tiếng Việt”, “Cùng nhau giúp bạn”… được triển khai rộng khắp trên cả nước, tập hợp, thu hút đông đảo các em thiếu nhi tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh.
75 năm ghi dấu một chặng đường phát triển và trưởng thành của tổ chức Đội với lớp lớp các thế hệ đội viên đã trở thành những nhà lãnh đạo, những công dân ưu tú của xã hội, những tiến sĩ, kĩ sư, bác sĩ, những nhà khoa học, thầy cô giáo, những công nhân có bàn tay vàng, nhiều sáng tạo… Hôm nay đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự dìu dắt của Đoàn và sự chăm lo của toàn xã hội, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam đang có những thuận lợi, thời cơ mới để tiếp bước cha anh rèn đức, luyện tài, xây dựng tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ngày càng vững mạnh
Đội viên, thiếu niên, nhi đồng Việt Nam hôm nay nguyện: “Vì Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì lý tưởng của Bác Hồ vĩ đại, Sẵn sàng!”./.
Hướng dẫn Kỷ niệm 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2016) gắn với sự kiện 105 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2016)
1- Tuyên truyền thân thế, sự nghiệp cách mạng và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc Việt Nam và cách mạng vô sản thế giới; nhấn mạnh giai đoạn Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (năm 1911).
2- Khẳng định giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; biểu dương kết quả học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ở các cấp, các ngành, nhất là những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong các phong trào thi đua.
3- Tuyên truyền tình cảm yêu mến, kính trọng của các tầng lớp nhân dân Việt Nam, sự cảm phục, mến mộ của nhân dân thế giới đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh; đấu tranh, bác bỏ quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ định vai trò, giá trị lịch sử của tư tưởng Hồ Chí Minh.
(Trích Hướng dẫn số 168-HD/BTGTW về tuyên truyền kỷ niệm các ngày lễ lớn năm 2016 của Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 30-12-2015)
II. Thông tin thời sự
1. Một số vấn đề xã hội bức xúc ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh quốc gia hiện nay (trích)
Các vấn đề xã hội nảy sinh trên tất cả các lĩnh vực tư tưởng, chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, hội nhập quốc tế, có ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của con người và cộng đồng. Tập trung giải quyết các vấn đề xã hội là một trong những nét đặc trưng của con đường phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa; đó là con đường phát triển lấy con người làm trung tâm, dựa vào con người và hướng đến con người.
Có thể nêu ra một số vấn đề bức xúc xã hội ảnh hưởng tới quốc phòng, an ninh, sự ổn định đất nước ở các mức độ khác nhau hiện nay như:
Thứ nhất, vấn đề biên giới, lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo, những tác động phức tạp của tình hình thế giới, khu vực. Tình hình thế giới và khu vực đang ngày càng biến đổi mau lẹ, khó lường, xuất hiện nhiều vấn đề mới, phức tạp, đặc biệt là khủng bố, xung đột sắc tộc, kích động bạo loạn, lật đổ, chủ nghĩa cường quyền nước lớn, can thiệp, bất chấp luật pháp quốc tế, vi phạm độc lập chủ quyền quốc gia, đe dọa an ninh, tính mạng của người dân, ảnh hưởng tới hòa bình, ổn định ở khu vực và thế giới. Ở Việt Nam, bên cạnh những tác động bất lợi đó, việc Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam, tôn tạo, bồi đắp một số thực thể cấu trúc địa lý các bãi, đá, đưa máy bay, tên lửa ra các khu vực do Trung Quốc chiếm đóng trái phép của Việt Nam, ngăn cản ngư dân Việt Nam đánh bắt cá trên các ngư trường truyền thống thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông… những hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc gây bức xúc lớn trong xã hội Việt Nam.
Thứ hai, tình hình dân tộc, tôn giáo, sự chống phá của các thế lực cơ hội, thù địch có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định chính trị xã hội, an ninh quốc gia. Ở trong nước, nổi lên hoạt động tuyên truyền tư tưởng ly khai, tự trị, tập hợp lực lượng thành lập “Vương quốc Mông”; hoạt động tôn giáo trái pháp luật, tổ chức truyền đạo trái phép, mê tín dị đoan; di cư tự do, tranh chấp, khiếu kiện, mâu thuẫn trong vùng dân tộc thiểu số, tội phạm hình sự chưa được giải quyết kịp thời. Bên cạnh đó, sự xuất hiện và diễn biến rất phức tạp của các tôn giáo mới, đặc biệt là đạo Tin Lành đã phát triển, xâm nhập, vào vùng dân tộc thiểu số nước ta, gắn với âm mưu, ý đồ lợi dụng của một số nước phương Tây và các thế lực thù địch để chống phá ta.
Bên cạnh đó, các thế lực thù địch, phản động luôn ra sức dụ dỗ, lôi kéo các đối tượng có hận thù với cách mạng, tàn quân của các tổ chức phản động trước đây như Fulro, nguỵ quân, nguỵ quyền và các phần tử bất mãn. Một mặt, chúng tìm cách tập hợp những người có thành tích "bất hảo", có tiềm năng hợp tác để tạo dựng ngọn cờ, tập hợp lực lượng chống đối.. Thủ đoạn thực hiện rất tinh vi, ráo riết trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá-xã hội, quốc phòng, an ninh. Trong đó lấy việc gây rối an ninh, phá hoại là biện pháp hàng đầu, làm mất ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Thứ ba, tham nhũng, lãng phí, sự suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong phòng, chống tham nhũng nhưng tình trạng tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp hơn, tạo nên sự quan tâm sâu sắc của dư luận. Theo đánh giá của Tổ chức Minh bạch quốc tế, thứ hạng về môi trường minh bạch, giảm tình trạng tham nhũng của Việt Nam những năm qua có xu hướng tiếp tục tụt xuống thấp hơn: năm 2011, Việt Nam xếp thứ 112/182 nước được khảo sát; năm 2014, Việt Nam tụt xuống 7 hạng, xếp thứ 119/1175 nước được khảo sát. Tham nhũng đã làm trầm trọng thêm tình trạng xuống cấp về đạo đức, lối sống trong xã hội; làm sa sút lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và vai trò quản lý Nhà nước, gây mất ổn định chính trị, an ninh quốc gia, mất an toàn xã hội, tạo điều kiện cho các thế lực thù địch lợi dụng, chống phá sự nghiệp cách mạng, đe dọa độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ đất nước.
Thứ tư, những biểu hiện mất công bằng xã hội trong hưởng thụ chính sách xã hội, thiếu dân chủ, công bằng, nếu không được giải quyết kịp thời, triệt để dẫn đến khiếu kiện đông người, gây bức xúc cho nhân dân. Sự phân hóa giàu nghèo, thu nhập và mức sống ngày càng gia tăng giữa các vùng, miền, đặc biệt tỷ lệ nghèo đói tập trung ở bộ phận dân cư vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Sự phân hóa giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị ngày càng rõ rệt. Trong số 20% người nghèo nhất có tới 90% sống ở nông thôn và 2/3 số dân trong nhóm 20% người giàu nhất lại sống ở thành thị (3). Mức độ hưởng thụ văn hóa, tinh thần, khả năng tiếp cận dịch vụ seo vụ chăm sóc sức khỏe, giáo dục, thông tin liên lạc của người dân các vùng nông thôn, miền núi… gặp nhiều khó khăn so với dân cư ở các vùng kinh tế - xã hội phát triển.
Bên cạnh đó, tình trạng vi phạm dân chủ xảy ra ở một số nơi tác động tiêu cực đến việc đảm bảo công bằng, tiến bộ xã hội. Thực tế đó tạo cơ hội cho bất công xã hội gia tăng, gây bức xúc trong dư luận, làm mất niềm tin vào chế độ, trở thành lực cản đối với tiến bộ xã hội. tất cả thực tế trên không chỉ tạo ra bức xúc xã hội, mà còn thực sự đe dọa sự ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và dễ bị lực lượng cơ hội, thù địch lợi dụng.
Thứ năm, tình hình tội phạm xâm phạm trật tự xã hội: tội phạm kinh tế, tội phạm ma tuý trong những năm qua có những diễn biến rất phức tạp gây mất an toàn xã hội, đe dọa an ninh con người. Các loại tội phạm có xu hướng gia tăng với nhiều loại hình mới, các băng nhóm tội phạm câu kết với nhau tạo thành những tổ chức tội phạm rất nguy hiểm gây nhức nhối, bức xúc cho xã hội. Bình quân hàng năm có khoảng 70.000 vụ phạm tội được phát hiện trong đó các vụ án giết người, giết cướp, cướp tài sản, cướp giật có xu hướng tăng, gây hậu quả lớn không chỉ về kinh tế mà để lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng, làm băng hoại đạo đức, lối sống của không chỉ nhân dân mà còn có cán bộ, trí thức, đặc biệt là bộ phận không nhỏ thanh, thiếu niên, gây nhức nhối trong xã hội, gây mất an ninh, an toàn xã hội, tạo tâm lý hoang mang, lo ngại trọng nhân dân.
Thứ sáu, tệ nạn xã hội, tai nạn, ô nhiễm môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn xảy ra rất phức tạp, thậm chí rất nghiêm trọng gây mất trật tự an toàn, xã hội, làm lo lắng, bức xúc trong nhân dân. Có thể nói, tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả vô cùng to lớn. Nó còn là bạn đồng hành, là sân sau của các loại tội phạm. Hậu quả do tệ nạn xã hội gây ra ảnh hưởng lớn đến kinh tế, xã hội, hạnh phúc gia đình và còn là một trong những nguyên nhân dẫn đến đại dịch lớn như HIV/AIDS. Tình trạng tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp rủi ro, các vụ cháy nổ… xảy ra rất nghiêm trọng và có chiều hướng gia tăng lên ở mức độ thiệt hại, là những vấn đề xã hội hết sức lo ngại. Vấn đề ô nhiễm môi trường, ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh an toàn thực phẩm, sự lạm dụng hóa chất trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm… đều trong tình trạng báo động, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đe doa sức khỏe và tính mạng của con người.
Để giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, đảm bảo thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, cần phải có các giải pháp đồng bộ với sự chung tay của toàn xã hội. Trong đó, vai trò của cấp ủy, của hệ thống chính trị - xã hội là hết sức quan trọng. Trước mắt cần tập trung một số điểm sau:
Một là, nâng cao nhận thức về mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng, an ninh trong tình hình mới.
Trong nhận thức về vấn đề phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, gắn kết chặt chẽ với quốc phòng, an ninh, phải nhận thức đúng đắn trong mối quan hệ biện chứng, kết hợp chặt chẽ các lĩnh vực đó với nhau. Đây là bước phát triển mới về nhận thức, là kết quả tư duy lý luận của Đảng ta và việc nắm bắt xu thế phát triển của thời cuộc, nhằm giải quyết hài hòa, hiệu quả mối quan hệ giữa xây dựng đất nước và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
&nb
Xem thêm những bài viết khác
- TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 1,2/2016 (18/02/16)
- TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 3/2016 (23/03/16)
- TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 4/2016 (12/04/16)