khach san bac ninh

Sổ tay báo cáo viên
Wed, Day 23/03/2016 10:44 AM

TÀI LIỆU SINH HOẠT CHI ĐOÀN THÁNG 3/2016

Chào mừng 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(26/3/1931 – 26/3/2016)

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THANH NIÊN dang dong hanh cung voi thuong hieu cung nhu san pham hay san pham  va chuong trinh do tap doan 

VÀ CÔNG TÁC THANH NIÊN

Từ năm 1925, trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản ở Việt Nam. Sau một thời gian do Người trực tiếp chuẩn bị và đề nghị với Trung ương Đảng, ngày 26-3- 1931, Thanh niên Cộng sản Đoàn ra đời. Đó là thời điểm mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong trào thanh niên yêu nước theo xu hướng tiến bộ ở nước ta.        Đối với Hồ Chí Minh, tổ chức, đoàn kết, tập hợp thanh niên là vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Muốn phát huy sức mạnh của thanh niên thì phải thông qua tổ chức, không có tổ chức thì Đảng không nắm được thanh niên.

Trong thư gửi thanh niên Việt Nam năm 1925, Hồ Chí Minh vạch rõ ở Đông Dương có đủ cơ sở vật chất (hầm mỏ, hải cảng, đồng ruộng…) chỉ “thiếu tổ chức và người tổ chức” (19). Đây là một nhận định hết sức sáng suốt. Vì lẽ đó, Hồ Chí Minh coi công tác vận động thanh niên là nhiệm vụ trọng tâm của mình, và sau khi dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V và Đại hội Quốc tế thanh niên cộng sản lần thứ IV (1924), Người dốc sức tiến hành công tác tổ chức, lập ra Việt Nam Thanh niên cách mệnh Đồng chí hội. Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng đồng chí hội. Chính Hồ Chí Minh là người trực tiếp tuyển chọn, bồi dưỡng những hạt giống đầu tiên của Đoàn Thanh niên Cộng sản ở nước ta.

Năm 1944, Đảng và Bác Hồ thành lập tổ chức Đội Thiếu niên tiền phong. Sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, Hồ Chí Minh chỉ thị trực tiếp cho các xứ ủy, tỉnh ủy, thành ủy tổ chức các Đại hội Đoàn Thanh niên Cứu quốc và thống nhất hệ thống Đoàn từ cơ sở lên đến Trung ương. Tháng 6-1946, Người chủ trương lập Mặt trận thanh niên rộng rãi (do Đoàn Thanh niên Cứu quốc làm nòng cốt), lấy tên là Liên đoàn Thanh niên Việt Nam và trực tiếp dự Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn tại chiến khu Việt Bắc. Hồ Chí Minh là người sáng lập các tổ chức thanh niên Việt Nam trực tiếp cho ý kiến cụ thể về dự thảo Điều lệ Đoàn (trình Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ III năm 1961). Người khẳng định vai trò, vị trí của Đoàn trong hệ thống chính trị của đất nước; khẳng định những chức năng cơ bản của Đoàn Thanh niên Cộng sản. Việc lập Mặt trận thanh niên, “đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc” do Đảng lãnh đạo và Đoàn Thanh niên Cộng sản làm nòng cốt, tạo ra những loại hình tập hợp thích hợp với yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng, với từng trình độ, đặc điểm và tâm lý thanh niên là một sáng tạo lớn, một tư tưởng lớn của Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên. Xin nêu mấy điểm chính trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đoàn Thanh niên Cộng sản, trong đó có những điểm xin trích nguyên văn lời của Người. Về chức năng, nhiệm vụ của Đoàn, Hồ Chí Minh chỉ rõ Đoàn Thanh niên là tổ chức thanh niên cộng sản, là đội dự bị tin cậy của Đảng, là người đại diện của thanh niên, là hạt nhân đoàn kết, giáo dục và phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là người phụ trách, dìu dắt thiếu niên, nhi đồng. Tất cả những điều đó được thể hiện ở huy hiệu Đoàn.

Hồ Chí Minh kết luận: “Huy hiệu của thanh niên ta là: “Tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là thanh niên phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc, đồng thời phải vui vẻ và hoạt bát. Trong mối quan hệ giữa Đoàn với Đảng và Nhà nước, Hồ Chí Minh chỉ rõ rằng về đường lối chính trị thì thanh niên theo Đảng chỉ huy, nhưng việc làm thì thanh niên độc lập; trong mọi công việc, đảng viên và đoàn viên thanh niên phải gương mẫu để lôi cuốn nhân dân cùng tiến bộ; mọi công việc đều vì lợi ích của nhân dân mà làm. Khắp nơi có đoàn thể nhân dân, đó là những tổ chức của dân, “phấn đấu cho dân, bênh vực quyền của dân, liên lạc mật thiết nhân dân với Chính phủ”. Về mối quan hệ giữa Đoàn với thanh niên, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà, đoàn kết với anh chị em thanh niên trong Hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam.

Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng củng cố, phát triển Đoàn và tổ chức phong trào thanh niên. Người chỉ rõ: “Phải củng cố tổ chức của Đoàn. Phải đoàn kết nội bộ chặt chẽ, và phải đoàn kết rộng rãi với các tầng lớp thanh niên”. “Cần phát triển Đoàn hơn nữa, nhưng phải chọn lọc cẩn thận, trọng chất lượng hơn số lượng”. “Muốn củng cố và phát triển Đoàn thì tất cả đoàn viên phải làm gương mẫu: Phải giữ vững đạo đức cách mạng; phải khiêm tốn, cần cù, hăng hái, dũng cảm. Phải tránh tư tưởng kiêu ngạo, công thuần, tự tư tự lợi. Phải xung phong trong mọi công tác; xung phong là đi trước, làm trước để lôi cuốn quần chúng chứ không phải là xa rời quần chúng. Phải cố gắng học tập chính trị, văn hóa, nghề nghiệp i marry va  để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt. Phải rèn luyện thân thể cho khỏe mạnh”. Về phương pháp công tác, phương pháp vận động thanh niên của Đoàn, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm. Và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”. “Thi đua phải lâu dài và rộng khắp”. “Phong trào cần phải liên tục và có nội dung thiết thực. Không nên chỉ có hình thức, càng không nên “đầu voi đuôi chuột”. “Việc gì cũng cần phải thiết thực: nói được, làm được. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần dần đến to, từ thấp dần dần đến cao. Một chương trình nhỏ mà thực hiện được hẳn hoi là một trăm chương trình to tát mà làm không được”. Đối với cán bộ Đoàn, Hồ Chí Minh đòi hỏi: “Cán bộ lãnh đạo cần phải chống bệnh quan liêu, chống cách lãnh đạo chung chung. Cần phải đi sâu đi sát điều tra nghiên cứu. Cần phải khuyến khích, thu góp, bổ sung và phổ biến rộng rãi những sáng kiến hay, những kinh nghiệm tốt của quần chúng”. “Cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của các lớp thanh niên và giúp đỡ họ giải quyết các vấn đề một cách thiết thực”.

Đoàn thanh niên với nhiệm vụ giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thế hệ trẻ. Căn cứ vào nhiều kết luận của các đại hội Đảng và một số thành tựu nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh, bước đầu có thể nêu lên một số nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là: Tư tưởng giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; Tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, “không có gì quý hơn độc lập tự do”. Tư tưởng về phương pháp cách mạng, nghệ thuật chỉ đạo chiến lược và sách lược; Tư tưởng về xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước kiểu mới, xây dựng quân đội nhân dân; về đại đoàn kết và về dân vận (trong đó có vận động thanh niên). Tư tưởng về đạo đức cách mạng... Một mặt, cần nghiên cứu để hiểu sâu hơn, có hệ thống hơn những di sản quý báu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại. Mặt khác, rất quan trọng là làm sao đưa được tư tưởng Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh đến từng cán bộ đảng viên, đoàn viên và nhân dân để tạo ra động lực tinh thần và soi sáng cho tư duy, hành động của mỗi người trong thời kỳ mới.

Xin vắn tắt nêu một số suy nghĩ về Đoàn Thanh niên với việc giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh cho thanh niên trong thời gian tới. Một là, thông qua sinh hoạt Đoàn, Hội thanh niên và các phương tiện thông tin đại chúng, Đoàn cần phổ biến, truyền đạt tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là những lời chỉ bảo của Bác Hồ đối với thanh niên một cách thường xuyên, liên tục.

Hai là, các cấp bộ Đoàn, Hội cần tổ chức cho cán bộ học tập, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên; quán triệt sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn của công tác Đoàn và phong trào thanh niên trong thời kỳ đổi mới. Có thể nói, mọi đối tượng thanh niên (công nhân, nông dân, bộ đội, cán bộ KHKT, học sinh, sinh viên…) đều tìm thấy trong những lời chỉ dẫn ân cần của Bác Hồ các giá trị định hướng cho suy nghĩ và hành động của mình trong tình hình hiện nay.

Ba là, hiện nay đang phát triển mạnh phong trào Thanh niên lập nghiệp, Tuổi trẻ giữ nước, thanh niên tình nguyện, 4 đồng hành và 5 xung kích, các chương trình hành động của Đoàn... Những điển hình tiên tiến cá nhân và tập thể xuất hiện ngày càng nhiều. Đây chính là những tấm gương Người tốt việc tốt mà sinh thời Hồ Chí Minh luôn cổ vũ và khen ngợi. Các tỉnh, thành Đoàn cần mở rộng các hình thức cổ vũ phong trào người tốt, việc tốt, tuyên truyền, giáo dục thanh niên rèn luyện và cống hiến qua việc giới thiệu thường xuyên những điển hình tiên tiến.

Bốn là, cần hình thành bộ môn Tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên trong hệ thống trường Đoàn từ Trung ương đến địa phương. Muốn làm việc này phải chuẩn bị đồng thời cả hai mặt: đào tạo đội ngũ cán bộ và chuẩn bị giáo trình.

Cuối cùng, chúng tôi cho rằng tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên đã được Đảng ta quán triệt trong nhiều nghị quyết của Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên, trong nhiều văn bản của Nhà nước ta đã ban hành. Vì vậy, quá trình nghiên cứu, học tập và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh cần kết hợp chặt chẽ với việc thực hiện có kết quả các chủ trương của Đảng về đổi mới công tác thanh niên. Các ngành, các cấp xây dựng được chương trình, kế hoạch hành động để thực hiện nghị quyết của Đảng cũng là quán triệt và thực hiện những tư tưởng, chỉ dẫn của Bác đối với sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ. Đoàn Thanh niên phải tích cực, chủ động hơn trong việc phối hợp với các ngành, đoàn thể nhằm giáo dục tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cho thế trẻ, đề xuất với Đảng và Nhà nước ban hành các thể chế, chính sách cụ thể theo tư tưởng Hồ Chí Minh (như đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, chính sách giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội của thanh niên, bồi dưỡng tài năng trẻ ... nhằm tạo ra những điều kiện và môi trường thuận lợi cho quá trình giáo dục và thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh trong thanh thiếu niên.

(Tạp chí Tuyên giáo)

          I. Truyền thống

          Giới thiệu bài viết:

TỪ PHONG TRÀO THANH NIÊN XUNG PHONG ĐẾN PHONG TRÀO THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN

PGS. TS Nguyễn Đắc Vinh

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn

          Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, thanh niên nước ta từ thế hệ này đến thế hệ khác đã luôn nêu cao tinh thần yêu nước, không ngại gian khổ, hy sinh, sẵn sàng dấn thân vì sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Trong những năm tháng chiến tranh, hàng triệu thanh niên Việt Nam đã xung phong ra trận với khát vọng hòa bình, độc lập và tinh thần “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Những phong trào “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” đã trở thành những ngọn đuốc soi đường cho nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam xả thân cống hiến vì đất nước. Trong thời kỳ tái thiết đất nước sau chiến tranh và thời kỳ đổi mới, tiếp nối truyền thống cha anh, các thế hệ thanh niên với trái tim cháy bỏng nhiệt huyết, với bàn tay, khối óc và tinh thần tình nguyện đã hăng hái đến với vùng biên giới, hải đảo, đến với các công trình lớn của đất nước, cống hiến tuổi thanh xuân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, cả nước sục sôi tinh thần kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Đứng trước sứ mệnh lịch sử, phong trào “Ba sẵn sàng” và “Năm xung phong” đã ra đời ở hai miền đất nước, phát triển mạnh mẽ và thấm sâu vào thế hệ trẻ. Hàng triệu đoàn viên, thanh niên gia nhập quân đội, tham gia vào đội thanh niên xung phong, tiến lên thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ trọng yếu trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71/TTg-CN giao cho Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam (sau này là Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) tổ chức các Đội Thanh niên Xung phong chống Mỹ cứu nước tập trung phục vụ công tác giao thông vận tải. Từ đây, các Đội Thanh niên Xung phong chống Mỹ cứu nước được thành lập nhanh chóng theo yêu cầu của cuộc kháng chiến. Với quyết tâm “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Tất cả để đánh thắng giặc Mỹ xâm lược”, đã có trên 14 vạn cán bộ, đội viên thanh niên xung phong tình nguyện tham gia 170 Đội Thanh niên Xung phong và 50 đại đội Thanh niên Xung phong trực thuộc ở miền Bắc; 5.000 cán bộ, đội viên thanh niên xung phong tập trung và 35.000 cán bộ đội viên thanh niên xung phong cơ sở ở miền Nam.

Phất cao ngọn cờ “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, thanh niên ở khắp mọi miền đất nước đã xung phong ra tuyến đầu phục vụ kháng chiến. Trong gian khổ ác liệt đã nảy nở nhiều tập thể anh hùng, nhiều tấm gương tiêu biểu, trong đó có không ít những con người “tuổi thiếu niên, chí anh hùng”. Đó là sự hy sinh anh dũng của 10 cô gái thanh niên xung phong ở ngã Ba Đồng Lộc; của 13 anh chị thanh niên xung phong Đại đội 317 trong khi làm nhiệm vụ ở nơi đánh phá ác liệt Truông Bồn (Nghệ An); của những thanh niên công nhân Nhà máy điện Yên Phụ (Hà Nội) đã cảm tử bảo vệ dòng điện của thủ đô. Đó là Anh hùng Trịnh Tố Tâm - 53 lần được tặng danh hiệu “Dũng sĩ diệt Mỹ”; như Anh hùng Lê Mã Lương với câu nói nổi tiếng “cuộc đời đẹp nhất là trên trận tuyến diệt quân thù”; như Anh hùng Liệt sĩ Bùi Ngọc Dương, Anh hùng Liệt sĩ Vũ Xuân Thiều, Anh hùng Liệt sĩ Đặng Thùy Trâm; là Anh hùng Võ Thị Thắng, Kpă Klơng, Lê Thị Hồng Gấm và nhiều tấm gương anh hùng tiêu biểu khác. Tất cả những tấm gương thanh niên đã sống, chiến đấu, hy sinh vì Tổ quốc trong phong trào thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước là những mẫu hình tiêu biểu của một thế hệ thanh niên anh hùng trong một dân tộc anh hùng.

Sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Bắc Nam sum họp một nhà, thanh niên Việt Nam đã tình nguyện xung phong tới những nơi khó khăn, gian khổ nhất, lao động quên mình trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, hăng hái tham gia các phong trào lao động, sản xuất, rà phá bom mìn, phục hóa, khai hoang, xây dựng những khu kinh tế mới, làm đường giao thông, công trình thủy điện, xây dựng các nhà máy, nông trường, giữ vững biên cương và làm nghĩa vụ quốc tế… Những năm cuối thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong bối cảnh biến động ở Liên Xô và Đông Âu, thế hệ thanh niên thời đó đã kiên định giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đi đầu trong đổi mới, bằng niềm tin, sức trẻ, quyết tâm lập nghiệp và giữ nước, thi đua tình nguyện khôi phục phát triển kinh tế, vượt qua khủng hoảng, hoàn thành vượt mức kế hoạch trong lao động sản xuất, công tác và học tập, xây dựng hàng trăm công trình kinh tế - xã hội như: Công trình thủy điện Sông Đà, Công trình đường sắt Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Vinh, công trình đường giao thông 426 Tây Bắc, Khu gang thép Thái Nguyên, Thủy điện Thác Bà, Mỏ thiếc Tĩnh Túc Cao Bằng, Nhà máy cơ khí Hà Nội... Truyền thống tình nguyện, hy sinh lợi ích của bản thân để cống hiến cho sự nghiệp cách mạng cao cả của dân tộc đã làm nên đặc trưng và bản chất anh hùng của thế hệ trẻ mang tên Bác Hồ vĩ đại. Xung kích, tình nguyện đã trở thành một phẩm chất tốt đẹp, được trao truyền từ thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác; là điểm tựa vững chắc cho tuổi trẻ hôm nay vững bước cùng dân tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Tiếp nối tinh thần “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong”, từ chương trình “Ánh sáng văn hóa hè”, các hoạt động tình nguyện ngày càng phát triển, lớn mạnh trở thành phong trào. Năm 2000, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh chính thức phát động trong toàn quốc phong trào “Thanh niên tình nguyện”. Từ đó đến nay, trải qua hơn 15 năm, phong trào đã không ngừng phát triển cả về quy mô và chất lượng; nội dung và phương thức hoạt động ngày càng đa dạng, phong phú và thiết thực, thu hút sự tham gia của đông đảo các đối tượng thanh niên, đã lan tỏa tinh thần tình nguyện và các giá trị tích cực của phong trào sang các lực lượng xã hội khác. Đồng thời, phong trào phát huy được tri thức của thanh niên tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những khó khăn của cộng đồng, vừa là môi trường sinh động để thanh niên rèn luyện, cống hiến và trưởng thành; là trường học thực tiễn mang lại kiến thức, vốn sống, kỹ năng thực hành xã hội phong phú cho đoàn viên, thanh niên. Phong trào đã tạo dựng hình ảnh đẹp về lớp thanh niên giàu lòng yêu nước, xung kích, không quản ngại khó khăn, gian khổ, mang sức lực, trí tuệ góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hình ảnh của các chiến sỹ tình nguyện trong các chiến Mùa hè xanh, Tiếp sức mùa thi, Hành quân xanh, Kỳ nghỉ hồng, Hoa phượng đỏ, trong các hoạt động xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị, tham gia giữ gìn trật tự an toàn giao thông, bảo vệ môi trường, chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng, phụng dưỡng gia đình chính sách, hiến máu tình nguyện đã trở nên gần gũi, thân thuộc, được đông đảo các tầng lớp nhân dân đón nhận. Qua hoạt động thực tiễn, lực lượng nòng cốt chính trị của phong trào thanh niên được tăng cường, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên phát triển rộng rãi, khẳng định bước trưởng thành trong công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn. Qua hoạt động thực tiễn, lực lượng nòng cốt chính trị của phong trào thanh niên được tăng cường, mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên phát triển rộng rãi, khẳng định bước trưởng thành trong công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn.

Trong thời gian tới, hoạt động tình nguyện vẫn sẽ là nhu cầu rất lớn của thanh niên và xã hội; đối tượng tham gia các hoạt động tình nguyện đa dạngsẽ xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức các hoạt động tình nguyện. Trước tình hình đó, để phát huy vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong tổ chức các phong trào hành động cách mạng nhằm tạo môi trường thuận lợi để đoàn viên, thanh niên đóng góp sức lực, trí tuệ vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tổ chức Đoàn sẽ tập trung triển khai phong trào thanh niên tình nguyện theo một số định hướng sau:

Thứ nhất, các hoạt động tình nguyện cần đảm bảo tính rộng khắp. Hoạt động tình nguyện phải được triển khai trong các cấp bộ đoàn, ở tất cả các đối tượng thanh niên, mọi lĩnh vực, ngành nghề, trên mọi vùng miền của Tổ quốc, đồng thời phát triển các hoạt động tình nguyện quốc tế. Các cấp bộ đoàn sẽ xác định những mục tiêu, chỉ tiêu, đảm bảo mỗi Đoàn cơ sở có ít nhất 1 hoạt động tình nguyện, 1 công trình, phần việc thanh niên tình nguyện hàng năm. Qua đó, huy động đông đảo đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo được sự quan tâm, ủng hộ, hỗ trợ của nhân dân và cộng đồng xã hội.

Thứ hai, các hoạt động tình nguyện cần đảm bảo tính định hướng. Các cấp bộ đoàn sẽ tập trung giải pháp cụ thể nhằm phát huy vai trò của tuổi trẻ trong xây dựng nông thôn mới, xây dựng văn minh đô thị và các hoạt động đảm bảo an sinh xã hội, vì cộng đồng. Bên cạnh mục tiêu chung của cả nước, sẽ bám sát mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và nhiệm vụ chính trị của đơn vị để tổ chức triển khai phong trào, hoạt động phù hợp. Đồng thời, nhận thức rõ mục tiêu của phong trào là nhằm tạo môi trường thực tiễn sinh động để tuổi trẻ rèn luyện, phấn đấu và trưởng thành. Thông qua tổ chức phong trào để đoàn kết, tập hợp rộng rãi thanh niên, từ đó phát triển và nâng cao chất lượng tổ chức Đoàn, Hội.

Thứ ba, các hoạt động tình nguyện cần đảm bảo tính dẫn dắt. Tổ chức Đoàn các cấp sẽ thắp lên ngọn lửa tình nguyện trong mỗi đoàn viên, thanh niên; đồng thời, thông qua hoạt động tình nguyện khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết những vấn đề bức xúc của cộng đồng; từ đó lan tỏa, lôi cuốn các lực lượng xã hội khác cùng tham gia. Cùng với đó, các cấp bộ đoàn sẽ tập trung tập hợp, hỗ trợ, định hướng hoạt động của các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm tình nguyện tự phát, kết nối nhu cầu tình nguyện của thanh niên trên mạng internet, thanh niên Việt Nam ở nước ngoài. Phong trào tình nguyện do Đoàn tổ chức sẽ giữ vị trí trung tâm, dẫn dắt, định hướng các hoạt động tình nguyện trong xã hội, huy động đông đảo lực lượng và nguồn lực xã hội cùng tham gia với tổ chức Đoàn.

Thứ tư, các hoạt động tình nguyện cần đảm bảo tính cụ thể, thiết thực. Tinh thần “hành động” của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ X (nhiệm kỳ 2012- 2017) sẽ tiếp tục được cụ thể hóa trong từng hoạt động, từng sự kiện. Tính cụ thể sẽ được thể hiện từ cách xây dựng chương trình công tác, thiết kế các hoạt động, sự kiện, tổ chức thực hiện đến cách tổng kết, đánh giá. Các hoạt động của Đoàn sẽ tập trung cho cơ sở, hướng đến thanh niên, đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức. Kết quả công tác của từng cấp bộ đoàn sẽ được thể hiện bằng những sản phẩm cụ thể, được đo lường bằng nhận định của cấp ủy, chính quyền, thanh niên và toàn xã hội.

Thứ năm, đảm bảo tính sáng tạo trong tổ chức phong trào tình nguyện. Nhu cầu tình nguyện của các bạn trẻ và cộng đồng ngày càng được định hình rõ nét, nhưng đỏi hỏi đổi mới phương thức tổ chức ngày càng cao. Không sáng tạo, hoạt động tình nguyện sẽ không đủ sức thu hút, định hướng và dẫn dắt phong trào tình nguyện của giới trẻ. Sáng tạo là phải biết đón nhận và phát huy đầy đủ các ý tưởng của cộng đồng tình nguyện trên cơ sở đảm bảo tôn chỉ và mục đích chung; sáng tạo là không hài lòng với kết quả đạt được, là luôn tự đặt ra yêu cầu ngày mai phải làm tốt hơn ngày hôm nay; sáng tạo là phải biết ứng dụng những công cụ mới, phương thức mới, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông để hình thành, kết nối những địa chỉ tình nguyện mới, đối tượng tình nguyện mới, xu hướng tình nguyện mới. Sáng tạo để tạo ra những giá trị mới trong hoạt động tình nguyện, để đảm bảo tính hiệu quả và bền vững của phong trào.

Thứ sáu, các hoạt động tình nguyện cần đảm bảo tính bền vững. Điều đó được thể hiện trong việc kế thừa, duy trì và phát huy những mô hình hay, cách làm sáng tạo, hiệu quả, đồng thời có giải pháp khắc phục những khó khăn, hạn chế của tổ chức Đoàn trong thời gian vừa qua để tạo ra những giá trị mới cho phong trào. Bên cạnh đó, trong thiết kế và tổ chức hoạt động, sẽ tính toán đến hiệu quả lâu dài mà hoạt động đó hướng tới, quan tâm tới việc chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, sản phẩm cho địa phương, đơn vị để duy trì và phát huy sau khi kết thúc hoạt động.

Lịch sử các phong trào hành động cách mạng đã chứng minh, phong trào nào kế thừa và phát huy được những giá trị của truyền thống và thời đại, phù hợp với nhu cầu của thanh niên và yêu cầu của đất nước thì qua thời gian, phong trào đó càng lớn mạnh. Có thể khẳng định, các phong trào tình nguyện và hoạt động của Đoàn gắn chặt với nhau trong bản chất như là sự tự thân xuất phát từ khát vọng cống hiến của tuổi trẻ vì mục tiêu cao cả của dân tộc và thời đại. Phong trào “Thanh niên tình nguyện” là sự kế thừa của tinh thần “Ba sẵn sàng”, “Năm xung phong” năm xưa, đã trở thành bài ca của lớp trẻ hôm nay trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, vừa động viên lực lượng thanh niên tham gia vào các nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết những khó khăn của cộng đồng, vừa là môi trường sinh động để thanh niên rèn luyện, thử thách; là trường học thực tiễn mang lại những kiến thức, vốn sống vô cùng phong phú cho thế hệ trẻ./.

          II. Thông tin thời sự

THÁNG THANH NIÊN NĂM 2016

          Sáng ngày 29-2, Đoàn Thanh niên tỉnh Bắc Ninh tổ chức lễ ra quân Tháng thanh niên 2016 và tổ chức tư vấn hướng nghiệp, khám bệnh cấp phát thuốc trên địa bàn huyện Lương Tài với chủ đề “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh” và phương châm “Thanh niên hành động vì cộng đồng; Xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”. Đây là những hoạt động ý nghĩa, thiết thực của đoàn viên, thanh niên tỉnh Bắc Ninh hướng tới kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3-1931 - 26-3-2016).

          Chương trình được triển khai với 4 chủ đề theo từng tuần, cụ thể:

          1. Tuần 1, từ ngày 27/2 đến ngày 06/3/2016: chủ đề tuyên truyền “Nghề nghiệp, việc làm”

          Đẩy mạnh tuyên truyền về các hoạt động ra quân trong Tháng Thanh niên đến các cơ sở Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh. Với phương châm “Thanh niên hành động vì cộng đồng, xã hội chăm lo, bồi dưỡng thanh niên”, Tháng thanh niên năm 2016 được Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn và Hội LHTN tỉnh Bắc Ninh tổ chức theo bốn chủ đề: “Nghề nghiệp và việc làm”, “Môi trường xanh”, “Vì an sinh xã hội” và “Mừng sinh nhật Đoàn” gắn với từng tuần trong tháng. Ngay sau lễ phát động, các đại biểu cùng đông đảo đoàn viên thanh niên trong tỉnh đã tham gia các hoạt động: Trồng cây xanh tại Trường THPT Lương Tài và 3.000 cây keo tại xã Lâm Thao; Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh tư vấn, khám, cấp thuốc miễn phí cho 150 đối tượng chính sách huyện Lương Tài. Nhân dịp này, Tỉnh Đoàn đã trao tặng 10 suất quà cho 10 học sinh vượt khó học giỏi của huyện Lương Tài.

          Ngoài ra, các cấp bộ Đoàn tập trung thực hiện các phong trào “Hành trình xanh”, “Thắp sáng đường quê”, “Ngõ sáng tôi yêu”, khám bệnh, cấp thuốc, vệ sinh môi trường, phân loại rác thải tái chế gây quỹ từ thiện, đảm nhận công trình, phần việc thanh niên…

          Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh niên tỉnh tổ chức chương trình tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho gần 2 nghìn học sinh Trường THPT Lương Tài; Phối hợp với các xã, phường, thị trấn tổ chức gặp mặt tư vấn, định hướng nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh dự kiến 500-600 người. Tổ chức các buổi tư vấn nhỏ ở các xã; Tiếp tục đẩy mạnh việc phối hợp với đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp trong nước để giới thiệu việc làm cho đoàn viên thanh niên trên địa bàn toàn tỉnh.

          2. Tuần 2, từ ngày 07/3 đến ngày 13/3/2016: chủ đề tuyên truyền “Môi trường xanh”

          Tập trung tuyên truyền các hoạt động bảo vệ môi trường; phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Bính Thân 2016. Ngay trong ngày làm việc đầu tiên của năm mới Bính Thân 2016, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã sôi nổi hưởng ứng và đã trồng được 1.358 cây xanh các loại có giá trị cao như:  sấu, osaka, xà cừ, phượng vĩ… tại trụ sở cơ quan, đơn vị. Có thể thấy, trong nhiều năm qua, phong trào “Tết trồng cây” đã được các cấp bộ Đoàn cụ thể hóa gắn với phong trào “Hành trình xanh”, tuổi trẻ toàn tỉnh phấn đấu trong Tháng Thanh niên toàn tỉnh trồng được 30.000 cây xanh, góp phần xây dựng tỉnh Bắc Ninh xanh – sạch – đẹp.

          Đăng ký và đảm nhận thực hiện các công trình, phần việc thanh niên làm theo lời Bác với chủ đề “Công trình thanh niên dựng xây đất nước” với công trình thanh niên cấp tỉnh: trồng 1.000 cây sao đen. Tiếp tục triển khai các phong trào như: Phong trào “Thắp sáng đường quê” với mục tiêu thắp sáng các ngõ, xóm thôn tại một số xã khó khăn trên địa bàn tỉnh, góp phần đảm bảo an toàn giao thông, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương, tuổi trẻ trong tỉnh đã tiến hành xây dựng, xã hội hóa và bàn giao gần 250 km đường điện chiếu sáng tổng kinh phí hơn 5 tỷ đồng. Đảm nhận công trình thanh niên “Tri ân các anh hùng liệt sĩ - gắn 21 nghìn lọ hoa và hoa lụa trên phần mộ các nghĩa trang liệt sĩ”, công trình đã hoàn thành vào dịp kỷ niệm 85 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổng giá trị công trình 4 tỷ đồng; Xây dựng Công trình thanh niên cấp tỉnh “Phát quang hành lang đê”với sự tham gia của 500 tình nguyện viên tại huyện Thuận Thành với tổng chiều dài hơn 3 km, tổng kinh phí hơn 600 triệu đồng; Xây dựng trường Mầm non cho con công nhân và lao động trẻ: Với nguồn vốn xã hội hóa gần 3 tỷ đồng, trường được xây dựng tại phường Vân Dương, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh với quy mô diện tích khoảng 2000m2, quy mô phòng học 2 tầng. Tạo ra trường mầm non với quy mô vừa phải nhưng khang trang, sạch đẹp, đủ tiện nghi để phục vụ sinh hoạt vui chơi giải trí học tập cho khoảng 200 đến 300 cháu trong điều kiện gửi bán trú có chất lượng cao.

          Tổ chức ngày “Chủ nhật xanh”, “Thứ bảy tình nguyện”... ra quân vệ sinh môi trường, bóc xóa các điểm quảng cáo, trồng cây xanh, chỉnh trang tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp.

          3. Tuần 3, từ ngày 14/3 đến ngày 20/3/2016: chủ đề tuyên truyền “An sinh xã hội”

          Trong tháng tuổi trẻ toàn tỉnh tổ chức được 12 đợt khám bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho 1.200 đối tượng trị giá gần 500 triệu đồng; thăm tặng 420 suất quà cho trẻ em có hàn cảnh khó khăn, người nghèo, đối tượng chính sách trị giá trên 150 triệu đồng; duy trì 02 đội thanh niên tình nguyện “Tiếp sức người bệnh” tại bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Sản nhi; Thăm, tặng quà mẹ Việt Nam anh hùng Lê Thị Cốc. Tuyển sinh, khai giảng lớp đào tạo Ngoại ngữ, tin học cho thanh niên lao động trẻ trong các doanh nghiệp. Hỗ trợ phát triển HTX thanh niên trồng gấc...      

          Tuyên truyền về các hoạt động đối thoại giữa lãnh đạo cấp ủy, chính quyền với đoàn viên thanh niên các cấp những chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước liên quan đến công tác thanh niên hiện nay; những vấn đề liên quan mật thiết đến đoàn viên, thanh niên được đoàn viên, thanh niên quan tâm như: Tổ chức các diễn đàn “Đảng với thanh niên, thanh niên với Đảng”; diễn đàn “Hiến kế cho Đoàn”; Ngày hội “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh”... nhằm tạo diễn đàn để các thế hệ cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên đóng góp ý kiến, ý tưởng, sáng kiến mới, phong trào hiệu quả cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tỉnh Bắc Ninh đồng thời tuyên truyền, phổ biến, quán triệt Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng cho đoàn viên, thanh niên. Tổ chức cho ĐVTN tìm hiểu văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Hướng dẫn các cấp bộ Đoàn tổ chức tọa đàm, sinh hoạt chuyên đề về truyền thống vẻ vang của Đảng, của Đoàn.

          4. Tuần 4, từ ngày 21/3 đến ngày 31/3/2016: chủ đề tuyên truyền “Mừng sinh nhật Đoàn”

          Tuyên truyền về lịch sử, truyền thống 85 năm xây dựng và trưởng thành của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh gắn với các phong trào hành động cách mạng của Đoàn như tổ chức Chương trình gặp mặt kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tuyên dương 10 gương thanh niên tiêu biểu trong tỉnh. Tổ chức đồng loạt Ngày hội “Tự hào tuổi trẻ thời đại Hồ Chí Minh” của các cấp bộ Đoàn trên địa bàn toàn tỉnh; Ngày hội Đoàn viên, gặp mặt các thế hệ Đoàn qua từng thời kỳ. Tổng hợp và trao giải cuộc thi tìm hiểu “85 năm vinh quang Đoàn TNCS Hồ Chí Minh”.

          Đồng loạt các hoạt động, sự kiện chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, tuyên truyền ca khúc cách mạng, thể dục thể thao, phối hợp tổ chức Giải chạy truyền thống “Khỏe để lập nghiệp và giữ nước” Cúp Báo Bắc Ninh năm 2016. Giữ gìn và bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhất là trong tháng Thanh niên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ngày thành lập Đoàn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên các loa phát thanh tại các điểm công cộng trên địa bàn tỉnh, đăng tải các nội dung, bài viết, gương cán bộ Đoàn tiêu biểu lên website chào mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.

          Bên cạnh các nội dung tuyên truyền trên, trong Tháng Thanh niên năm 2016, các cấp bộ Đoàn cần coi trọng việc tuyên truyền, đấu tranh, phản bác các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch; chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và các phần tử cơ hội chính trị, lợi dụng, lôi kéo, kích động đoàn viên, thanh niên tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật…Nắm bắt tình hình dư luận trong đoàn viên thanh niên của tình để kịp thời phản ánh và ngăn chặn.

          III. Các hoạt động trọng tâm của Tỉnh Đoàn trong tháng 3/2016

          * 10.000 ĐVTN được tư vấn hướng nghiệp trong tuần khởi động Tháng Thanh niên 2016: Với chủ đề“Tuổi trẻ Bắc Ninh xung kích, sáng tạo xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và phát triển tổ chức” Tháng Thanh niên năm 2016 được chia làm 4 tuần với từng chủ đề cụ thể. Tuần 1 với chủ đề “Nghề nghiệp, việc làm”, các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh đã tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho hơn 10.000 học sinh, ĐVTN, bộ đội xuất ngũ, tiêu biểu như tại chương trình lễ khởi động, Tỉnh Đoàn phối hợp với Trung tâm Dịch vụ việc làm thanh niên tỉnh tổ chức chương trình Tư vấn hướng nghiệp với chủ đề “Hiểu mình, hiểu nghề, vững tương lai” cho các bạn học sinh, ĐVTN trường THPT Lương Tài. Dưới hình thức đối thoại trực tiếp, hơn 2.000 học sinh, ĐVTN trường THPT Lương Tài đã được TS. Nguyễn Lê Minh – Chuyên viên tư vấn cấp cao của Tổ chức Lao động quốc tế tư vấn về công tác hướng nghiệp, chọn nghề, đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội hiện nay. Đây là chương trình ý nghĩa, thiết thực thể hiện rõ sự quan tâm cũng như tinh thần đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp của tổ chức Đoàn. Chương trình đã được đông đảo các bạn học sinh, ĐVTN đón nhận và đánh giá cao. Ngoài ra, trong tuần các cấp bộ Đoàn trồng được gần 12.000 cây xanh, chủ yếu là những loại cây có giá trị như keo tai tượng, sấu…; trao tặng gần 1.000 suất quà trị giá hơn 500 triệu đồng cho tân binh lên đường nhập ngũ và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; khám bệnh cấp phát thuốc miễn phí cho 500 đối tượng chính sách. Đây là các hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh của các cấp bộ Đoàn trong toàn tỉnh.

          * Triển khai chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm cho bộ đội xuất ngũ: Quan tâm, chăm lo đến đời sống, tâm tư, nguyện vọng, nhất là vấn đề việc làm cho bộ đội xuất ngũ (BĐXN) là việc làm cần thiết và mang nhiều ý nghĩa. Trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền của tỉnh, trong đó có tổ chức Đoàn đã có nhiều chính sách, chương trình hoạt động quan tâm hỗ trợ đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho BĐXN. Tháng 1 năm 2016, Tỉnh Đoàn xây dựng kế hoạch chỉ đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) thanh niên triển khai tổ chức các hoạt động tư vấn, định hướng, giới thiệu việc làm cho BĐXN. Đây cũng là một nội dung nhằm thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội, góp phần động viên các bạn trẻ xung phong hăng hái lên đường làm nhiệm vụ trong các đợt tuyển quân của địa phương. Ngay khi có kế hoạch của Tỉnh Đoàn, Trung tâm DVVL thanh niên đã phối hợp với các đơn vị Đoàn, Ban CHQS các địa phương trong tỉnh triển khai chương trình đón và tổ chức các buổi tư vấn tập trung và tư vấn nhỏ tại các khu dân cư, gia đình có bộ đội vừa xuất ngũ về địa phương. Tính đến nay, chỉ sau 2 tháng triển khai chương trình, Trung tâm DVVL thanh niên đã tổ chức được 1 chương trình tư vấn tập trung tại huyện Thuận Thành với hàng trăm BĐXN tham gia và được hàng chục các điểm tư vấn nhỏ tại các thôn, khu phố hoặc tại các gia đình của chính BĐXN trên địa bàn một số địa phương của huyện Gia Bình, Lương Tài, thành phố Bắc Ninh… Theo các cán bộ của Trung tâm đánh giá qua các buổi tư vấn đã giúp nhiều bạn trẻ cũng như gia đình có BĐXN thêm yên tâm, có định hướng để tạo lập cuộc sống.

          * Lễ ra mắt Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cảnh sát Phòng cháy và Chữa cháy tỉnh Bắc Ninh: Tại buổi lễ, Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn Bắc Ninh đã công bố quyết định thành lập tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh trực thuộc Tỉnh Đoàn Bắc Ninh. Chỉ định Ban chấp hành  lâm thời Đoàn thanh niên Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh và các chức danh Bí thư, Phó Bí thư. Theo đó, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Cảnh sát PC&CC tỉnh là tổ chức Đoàn tuơng đương cấp huyện, có đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn như Đoàn cấp huyện. Đồng thời chỉ định Ban Chấp hành lâm thời Đoàn thanh niên Cảnh sát PC&CC tỉnh Bắc Ninh gồm 11 đồng chí, cơ cấu tổ chức gồm 9 chi đoàn với gần 200 đoàn viên. Ngay sau khi ra mắt, Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên Cảnh sát PC&CC tỉnh đã tiến hành triển khai Chương trình công tác Đoàn và phong trào thành thanh thiếu nhi năm 2016. Tại buổi lễ, thay mặt Ban Thường vụ Tỉnh Đoàn, đồng chí Nguyễn Nhân Chinh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh Đoàn đề nghị Đảng ủy, các tổ chức Đoàn thể Cảnh sát PC&CC quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ Đoàn thanh niên Cảnh sát PC&CC làm tròn nhiệm vụ chuyên môn và dần đưa hoạt động Đoàn của đơn vị sánh ngang với các tổ chức Đoàn khác.

          * 20.000 cây xanh được trồng trong Tuần 2 Tháng Thanh niên 2016: Với chủ đề của tuần 2 “Môi trường xanh”, các cơ sở Đoàn trong toàn tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, bảo vệ môi trường, 100% cơ sở Đoàn duy trì đội thanh niên xung kích giữ gìn an toàn giao thông, đội thanh niên tình nguyện bảo vệ môi trường, tiếp tục triển khai các phong trào “Hành trình xanh”, “Thắp sáng đường quê”. Kết quả trong tuần 2 Tháng Thanh niên năm 2016, toàn tỉnh đã trồng được 20.000 cây xanh; khảo sát và lắp đặt 4 km Thắp sáng đường quê; nạo vét, khơi thông dòng chảy 4,2km kênh mương; trao tặng 160 suất quà trị giá 16 triệu đồng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập; trao tặng 200 suất ăn miễn phí cho các bệnh nhân có ho&